Nhà văn Uông Triều viết về truyện của Như Hiền: “Nguyễn Thị Như Hiền mạnh ở cốt truyện và cách kể. Hiền thường viết về những thân phận ở dưới đáy, những cảnh đời cơ cực, bi ai nhưng ở cuối con đường ấy vẫn sáng lên ánh sáng của thiện lương và niềm hy vọng. Về kỹ thuật, Hiền giỏi ém câu chuyện, đến tận những dòng cuối cùng độc giả mới biết toàn bộ nội dung và bật ra sự ngỡ ngàng. Cách viết ấy không hề dễ vì nó đòi hỏi sự dồn nén, tiết chế cũng như phải 'thiết kế' sao cho vừa có sự hấp dẫn xuyên suốt vừa bảo toàn cấu trúc”.
Ở một nơi “mồ hôi nhiều hơn những giọt mưa” như nền của những truyện ngắn trongMưa qua Triền Rangsố phận con người thật khốn khó. Tất cả khô khốc, người ta khát mưa như là đang khát khao chờ đón hạnh phúc. “Dãy Triền Rang tháng bảy chẳng khác gì mồi rơm khô chỉ chực chờ một tia lửa là bùng cháy lên dữ dội… Lội giữa ruộng, ngoảnh mặt lại không hằn lên một dấu chân người qua” - (Mưa qua Triền Rang). Ở đó là những băn khoăn ở lại hay là bỏ xứ đi tìm sự thay đổi của vợ chồng Hoàng - Như cứ thôi thúc, giằng xé ngày đêm. Khát cháy. Dữ dội. Bế tắc. Hy vọng. Mọi thứ dồn nén lên cuộc sống bấp bênh của hai vợ chồng Hoàng - Như mỗi ngày. May mà có một cơn mưa và đứa bé câm xuất hiện (không hề ngẫu nhiên ) giữa cuộc sống họ: “Ưa…Ưa… Mưa…Mưa”. Rồi cũng kêu rõ thành tiếng. Tiếng mưa. Tiếng của hạnh phúc.
Những cuộc ra đi - trở về, phần lớn là trở về lặp lại trong nhiều truyện ngắn của Như Hiền. Tất thảy bày ra những cuộc lựa chọn đầy may rủi cho một cuộc mưu sinh không có điều gì hứa hẹn chờ đón phía trước. Mà cuộc ra đi vì mưu sinh ấy, trải qua năm tháng lại thiết lập nên một lớp người mới tha hương nơi xa, đa phần là thành phố, tiếp nối không ngừng. Nhiều khi bỏ lại những căn nhà, mảnh vườn, thửa ruộng cằn khô không người chăm sóc… tạo nên những gam màu buồn nơi xứ quê.
Những số phận chắp vá, run rủi, lao đao lận đận tạo nên Má, Hai và Út trong Những cơn gió băng đồngvới một màn đen bí mật phủ lên quá khứ 3 người suốt bao nhiêu năm. Má lo cho Hai, và lo cho cả Út với nỗi niềm thinh lặng, cắn răng chịu đựng bao nhiêu năm tháng, cho đến khi Út đi học, rồi Út về thành phố. Hai không phải là chị của Út mà chính là mẹ của Út, đứa con sinh ra bởi một gã “không phải là con người”, được Má chở che, đùm bọc, chăm sóc với tư cách đứa con út của Má cho đến khi Út trưởng thành.
Có vẻ như mọi thứ êm ả dành hết phần cho Út còn bao đắng cay thì Má và Hai nhận hết, nhận và chịu đựng hàng ngàn đêm, hàng ngàn ngày trôi qua. Rồi trời cũng phải sáng như cái kết của truyện: “Má nói cánh đồng làng mình hai mùa mưa nắng. Mùa nắng, những cơn gió khô khốc thổi ngược thổi xuôi vừa đi qua một đám cháy khiến cỏ cây héo rũ, từng đường cày như nung lửa. Nhưng rồi cái nóng ghê người ấy cũng nhường chỗ cho những cơn gió mát lành ủ hương lúa trổ đòng. Mình thương cánh đồng tận cùng máu thịt sẽ đợi được tới ngày những cơn gió mát rượi băng đồng…” - (Những cơn gió băng đồng).
Những lưng chừng, lừng khừng ở - về, ra đi hay ở lại còn lặp lại ở nhiều truyện ngắn khác, nhất là khi nhiều nhân vật bị chìm đắm trong đại dịch Covid-19 kinh hoàng. Là đứa con đầu của ông bà Tám quyết định rời bỏ quê nhà để vào Nam làm công nhân. Có thể chỉ cần một chuyến trở về trọn vẹn cũng đủ ấm lòng những người làm cha làm mẹ còn ở lại quê nhà như ông bà Tám với bữa mì Quảng ấm cúng dành cho con, cháu trong Nơi chốn bình yên.
Hoặc với một ông già 70 lủi thủi suốt cả cuộc đời nơi căn nhà trọ nhếch nhác của thành phố rồi cũng tìm thấy cảm giác ấm áp nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, trong chuyến về quê có thể là cuối cùng với chậu mai vàng ôm chặt trong lòng (Đã thấy mùa xuân).
Hoặc tình cảnh buồn bã của hai người bạn thân nơi quê cũ tình cờ gặp nhau ở bệnh viện Chợ Rẫy, trước những khó khăn chồng chất khó thể thoát ra họ vẫn tìm thấy được những niềm an ủi khi nghĩ đến một chuyến về lại chốn xưa (Về nghe gió hát)…
Có thể tìm thấy trong tập sách những câu chuyện “của riêng đàn bà”, chỉ đàn bà mới hiểu trước sự thay đổi của xung quanh. Óc quan sát tinh tế của tác giả khiến truyện có thêm chiều sâu - (Tiệm của đàn bà).
Hay chuyện một người thầy hy sinh gần như cả đời mình cho bao lứa học trò ở một làng quê nghèo, có thể đã được định danh “một cuộc đời sang trọng” trong mắt học trò và phụ huynh nhưng với thầy Sang mọi thứ cũng bình thường thôi, “chẳng có chi quan trọng” (Một cuộc đời sang trọng).
Rồi sự trở lại đầy bất ngờ của “người đàn ông của xa xưa tưởng đâu bặt hẳn tin” đã làm nên kết thúc ngọt ngào cho một câu chuyện kéo dài bao nhiêu tháng năm bên bờ sông Thu Bồn. “Trời đứng gió oi bức, mà lòng ba người ai cũng như có từng đợt gió dưới sông Thu thổi lên mát rượi” (Ngược gió sông Thu)…
Phải chăng vì thế mà Mưa qua Triền Rangđược độc giả của nhóm Cộng đồng Văn xuôi bầu chọn là 1 trong 10 cuốn sách văn học của năm 2023.
Tác giả Nguyễn Thị Như HiềnTác giả Nguyễn Thị Như Hiền, sinh năm 1990 tại Quảng Nam, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ TP. HCM.
Các giải thưởng: Giải Ba cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi đợt 1 (2021 - 2023), Giải A cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký về hình tượng người công an cơ sở của Bộ Công an năm 2023, Giải Nhì cuộc thi viết Hào khí Miền Đông- Báo Thanh Niên 2023, Giải Nhất cuộc thi viết Hương vị Tết- Báo Người Lao động năm 2023, Giải Khuyến khích cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây- Báo Thanh Niên năm 2022.
" alt=""/>Vệt sáng cuối những câu chuyện buồnSau 3 năm đầu thực hiện thí điểm thành công ở 16 tỉnh, thành phố (2009-2011), từ năm 2012 đến nay, Đề án tiếp tục được nhân rộng trên 63 tỉnh, thành phố. Trong 15 năm triển khai Đề án (2009 - 2023), với sự phối hợp, vào cuộc của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Đề án được triển khai thiết thực, đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, nhân dân ở cơ sở.
600 đầu sách trang bị cho xã, phường, thị trấn
Bà Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết, trong 15 năm qua, với vai trò là cơ quan thường trực của Đề án, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tích cực tổ chức hội nghị cộng tác viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, nhà xuất bản có chức năng phù hợp nhằm thống nhất về đề tài, nội dung, hình thức trình bày, phương pháp tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành sách dành cho cơ sở xã, phường, thị trấn.
Việc điều tra, khảo sát tình hình quản lý sách tại các cơ sở xã, phường, thị trấn, nắm bắt nhu cầu đọc của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó có sự điều chỉnh về số lượng đề tài, nội dung, phương thức biên soạn phù hợp với các đối tượng bạn đọc ở cơ sở được tiến hành đồng bộ, bài bản trước khi thực hiện các giai đoạn cũng như các kỳ sơ kết, tổng kết của Đề án.
Trong cả giai đoạn 2009-2023, Đề án đã trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước gần 600 đầu sách (gồm sách giấy, sách điện tử như đĩa CD-ROM và CD Audio), với tổng số 14.408.340 bản in. Sách của Đề án phong phú, đa dạng với 08 nhóm đề tài: Sách học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Sách về công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Sách chính trị - pháp luật; Sách kiến thức phổ thông; Sách kỹ năng lãnh đạo, quản lý; Sách phổ biến kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp; Sách trang bị cho vùng đồng bào dân tộc; sách xây dựng nông thôn mới; Sách dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
Nhà xuất bản đã tích cực phối hợp với các đài truyền hình đăng, phát những tin, bài tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của sách lý luận, chính trị, pháp luật đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; xây dựng phóng sự truyền hình tuyên truyền về mục đích, yêu cầu của Đề án, về một số mô hình sử dụng sách có hiệu quả ở các địa phương.
Hàng năm, Nhà xuất bản tổ chức thông tin đến bạn đọc những ấn phẩm mới của Đề án và tiến hành công tác số hóa, xuất bản sách điện tử trên trang Thư viện điện tử.
Theo bà Nguyễn Hoài Anh, đối tượng trang bị sách của Đề án là cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn, số lượng phát hành lớn, do vậy, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã thực hiện xuất bản sách theo một quy trình chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng nội dung, hình thức. Đặc biệt nhấn mạnh “sứ mệnh” phục vụ bạn đọc ở cơ sở, với các yêu cầu chủ yếu sau:
Thứ nhất,nội dung của sách phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, tiện tra cứu, phù hợp với đối tượng người đọc là cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Trong quá trình thực hiện Đề án phải chú ý đặc điểm cụ thể của từng đối tượng để có cách thức cấp phát phù hợp, tránh lãng phí.
Thứ hai, các tri thức được đề cập trong sách bao quát ở nhiều vấn đề: từ những kiến thức lý luận chính trị phổ thông, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống áp dụng trong sinh hoạt, sản xuất, công tác cụ thể... đòi hỏi nội dung sách phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khoa học, liên tục cập nhật thông tin mới nhất.
Thứ ba, sách của Đề án được trang bị cho cấp cơ sở ở 63 tỉnh/thành, do đó việc tổ chức xuất bản và bàn giao cho cơ sở phải nhanh chóng, đồng bộ để phát huy giá trị của các ấn phẩm.
Mở rộng đề tài sách mới thiết thực với cơ sở, đa dạng các loại hình xuất bản
Trong 15 năm (2009-2023), số lượng đầu sách và bản sách cấp cho các cơ sở xã, phường, thị trấn cơ bản hợp lý và chất lượng sách đã đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, số lượng bộ sách của Đề án gửi cho xã, phường, thị trấn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Với xã có nhiều thôn, bản (ví dụ có từ 6 đến 10 thôn, bản), đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhân dân rất khó tiếp cận được sách của Đề án.
Đặc biệt, còn thiếu nhiều đề tài sách về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán, di sản văn hóa các vùng miền, xây dựng nông thôn mới và các đề tài sách song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung và hình thức sách chưa đa dạng, có đầu sách chưa phù hợp với đối tượng độc giả địa phương… Ở một số nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, sử dụng sách của Đề án.
Đặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tác động rất lớn đến toàn bộ đời sống con người và xã hội, chuyển đổi số trở thành một xu thế tất yếu, bên cạnh nhu cầu sử dụng ấn phẩm truyền thống (sách giấy), cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn có nhu cầu tiếp cận ngày càng lớn những sản phẩm của xuất bản số như sách điện tử CD-ROM, Audio.
“Để đáp ứng những yêu cầu cấp bách đó, đòi hỏi công tác xuất bản sách của Đề án cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức. Tăng cường xuất bản sách điện tử và phổ biến nội dung sách trên mạng Internet, trên các ứng dụng phần mềm. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực tiễn triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố và khảo sát nhu cầu thiết thực của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở đối với Đề án sách", bà Hoài Anh chia sẻ.
Thể hiện giọng hát qua các vòng thi kết hợp với gợi ý “ngủ đông khá lâu”, Bố Gấu khiến khán giả liên tục gọi tên Hoàng Hải. Khi chính thức lộ diện phía sau mascot Bố Gấu, Hoàng Hải khiến khán giả xúc động khi tái xuất sau gần 10 năm "im hơi lặng tiếng". Từng được dự đoán là ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị quán quân, người hâm mộ tiếc nuối khi Bố Gấu - Hoàng Hải dừng chân ở top 5.
Hoàng Hải từng lọt tới vòng chung kết Sao Mai 2005và là ca sĩ được yêu thích nhất tại Sao mai Điểm hẹn 2006. Người hâm mộ gọi nam ca sĩ gốc Hà Nội là "Hoàng tử Vpop" bởi giọng ca nội lực, ngoại hình ưu tú và luôn cháy hết mình trên sân khấu.
Chia sẻ với VietNamNet, 'Hoàng tử Vpop' cho biết xúc động trước những tiết mục của đồng nghiệp khi theo dõi Ca sĩ mặt nạ mùa đầu và quyết định trở lại. “Nhiều lúc tôi thật sự xúc động vì tình cảm của mọi người. Đó là nguồn động lực để tôi quay lại sân khấu vì biết rằng vẫn có những người còn nhớ tới mình”, nam ca sĩ bộc bạch.
'Madame Vịt' Khánh Linh
Khi chiếc mặt nạ của Madame Vịt tháo xuống cũng là lúc cảm xúc của ban cố vấn Ca sĩ mặt nạ vừa bất ngờ, vừa vỡ òa lẫn tiếc nuối bởi Madame Vịt là ca sĩ Khánh Linh.
Bên cạnh màn biểu diễn cuốn hút với Thị Mầu, sự hóm hỉnh, khéo léo lẫn biến hóa khó đoán khi trả lời nghi vấn khiến khán giả không dễ dàng đoán ra nhân vật này. Ban cố vấn gần như bị đánh lừa bởi khả năng giả giọng của Khánh Linh.
Tóc Tiên, Bích Phương tiếc nuối khi thấy đàn chị lộ diện. Tóc Tiên vốn dày dạn kinh nghiệm từ mùa 1, không giấu được nỗi niềm khi trước đó chắc nịch về khả năng giải mã nhưng lại chốt tên sai.
Lựa chọn tham gia Ca sĩ mặt nạ, Khánh Linh cho biết năm ngoái đã có cơ hội xem và hâm mộ dàn mascot vừa đáng yêu, dễ thương lại tài năng. Chị cũng mong muốn làm điều mới mẻ cho bản thân. Dừng bước sớm song cả 3 màn trình diễn Madame Vịt đều được yêu thích.
Khánh Linh là ca sĩ trẻ thuộc đầu thế hệ 8X, sở hữu giọng hát trong trẻo, cao vút. Cô bước ra từ cuộc thi Sao Mai năm 2003với 3 giải thưởng lớn. Nữ ca sĩ người Hà Nội là tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả qua những bài hát Cô Tấm ngày nay, Họa mi hót trong mưa, Giấc mơ trưa…
'Chuột Cherry' Nhật Thuỷ
Ở Ca sĩ mặt nạmùa 2, Nhật Thủy - mascot Chuột Cherry thể hiện dòng nhạc nhẹ sở trường và thử sức với các ca khúc nhạc trẻ như Bùa yêu, Rồi ta sẽ ngắm pháo hoa cùng nhau. Bên cạnh đó, cô sở hữu những màn so giọng "bất phân thắng bại" cùng Bố Gấu và Madame Vịt.
Sau tiết mục Rồi ta sẽ ngắm pháo hoa cùng nhau, cố vấn Quang Dũng nhận xét Nhật Thủy đã có sự chuẩn bị nên phần trình diễn hay, từ hòa âm, trình diễn đến giọng ca.
Quán quân Gương mặt thân quen 2019 cũng là "điểm tựa" của cố vấn Bích Phương khi liên tục nhắc tên Nhật Thủy trong hầu hết các đáp án. Người hâm mộ bất ngờ trước màn lộ diện này khi Nhật Thủy là khách mời trong tập 8 - tập phát sóng mà Chuột Cherry không tham gia trình diễn. Đây là một "cú lừa" từ nhà sản xuất khiến cô phải lên tiếng xin lỗi vì đã chơi chiêu theo format của chương trình.
Với khả năng giả giọng tốt, Nhật Thủy đánh lừa được ban cố vấn cũng như khán giả. Cởi mặt nạ, nữ ca sĩ còn giả giọng Mỹ Linh, Thanh Lam, Cẩm Ly hay cố vấn Bích Phương. Chủ nhân bản hit Bùa yêucũng phải thốt lên: “Ôi sao em giả giống chị thế!”. Nhiều khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ với giọng ca của Chuột Cherry.
Trước concert Ca sĩ mặt nạmùa 2, người hâm mộ đều dự đoán về danh tính của top 3 mascot chung cuộc. Theo đó, Cú Tây Bắc gọi tên danh ca Hương Lan, ca sĩ Orange là Ong Bây Bi và Voi Bản Đôn là ca sĩ Anh Tú.
Cú Tây Bắc, Ong Bây Bi, Voi Bản Đôn sẽ tranh tài trong đêm trao giải tối 16/12 tại TP.HCM. Đêm diễn quy tụ những gương mặt đình đám tham gia Ca sĩ mặt nạcủa 2 mùa và dàn khách mời nổi tiếng như Lệ Quyên, Tùng Dương, Hương Tràm...
Phương Quý